Lá ổi – vị thuốc trong y học cổ truyền

quantriweb 11/04/2024

Theo Đông y, lá ổi có vị chất, có nhiều chất tanin nên giúp làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, kháng khuẩn nên thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em tiêu hóa kém. Liều dùng 15-30 g lá thuốc sắc.

Lá tươi cũng được dùng trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Người dân thường dùng lá và quả ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Dùng lá ổi cả lá non, lá già, dùng một nắm độ 50g đem sắc với hai bát nước. Sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa sôi từ từ trong 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ.

Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona (còn gọi là bệnh giời leo, thường mọc những mụn nước thành đám trong người, nhất là ở ngực và lưng). Dùng lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit càng tốt.

Theo một số nghiên cứu khoa học Trong lá ổi tươi có chứa 82,47% lượng nước, 0,62% chất béo, 18,53% protein, 12,74% carbohydrate, 103 mg axit ascorbic (vitamin C), 1.717 mg axit gallic. Các hợp chất flavonoid trong chiết xuất lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn mạnh và quercetin có hoạt tính chống tiêu chảy mạnh mẽ. Polysaccharides trong lá ổi có thể được sử dụng như một chất phụ gia chống oxy hóa trong thực phẩm và điều trị bệnh tiểu đường

Một trong những tác dụng khác của lá ổi được chị em yêu thích chính là hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá ổi giúp làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể.